Trần thạch cao giật cấp hiện nay được biết đến là loại vật liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các công trình thiết kế, thi công nhà ở cho đến căn hộ, chung cư. Không chỉ mang lại nhiều tính năng vượt trội như tấm cách nhiệt trần, cách âm, chống thấm, chống cháy,…mà còn được xây dựng như một kiểu trang trí, tăng thêm diện mạo mới mẻ và độc đáo cho ngôi nhà. Vậy trần thạch là gì và có bao nhiêu loại giật cấp? Cách thi công và chi phí ra sao? Ưu điểm như thế nào? Hãy tiếp tục tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp là loại trần có cấu tạo từ những tấm thạch cao, được cố định bằng khung xương. Loại trần thạch này có thể tạo thành nhiều cấp, thường từ 1-3 cấp. Các cấp có thể cắt ghép thành nhiều hình khối khác nhau nhằm tăng thêm phần ấn tượng và tính thẩm mỹ cao.
Có những loại trần giật cấp nào?
Hiện nay trên thị trường có phổ biến hai loại trần thạch cao, phân loại theo kiểu giật cấp và số lượng cấp. Tùy theo chất liệu hay cách thi công mà người ta phân loại trần giật cấp thành nhiều phân khúc khác nhau:
Trần giật cấp kín
Trần thạch cao giật cấp kín hay còn gọi là trần giật cấp liền bởi dạng trần không có khe hở. Nhờ đó có thể tạo nên nhiều khối hình đẹp, đa dạng. Đây là một trong những giải pháp thẩm mỹ của trần thạch cao giúp cho trần nhà trở nên sâu hơn. Đối với loại trần này, việc thi công và lắp đặt sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Bởi vì khi lắp đặt các tấm thạch cao cùng phụ kiện dạng chìm yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận cao.
Trần giật cấp hở
Trần thạch giật cấp hở hay còn gọi là trần giật cấp dạ đèn. Có cấu tạo bao gồm tấm thạch cao, khung xương và một số loại phụ kiện khác. Đây là loại trần với thiết kế tạo luồng ánh sáng giúp cho hệ thống hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo. Nhờ đó tạo nên sự sang trọng, hiện đại, bắt mắt hơn trong chính ngôi nhà.
Hiện nay, trần giật cấp thường có phong cách kiến trúc hiện đại và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất nhà phố, chung cư, biệt thự hay văn phòng bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số ưu điểm nổi bật dưới đây nhé!
- Tính thẩm mỹ cao: Đây được xem là ưu điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Bởi vì nhờ những khối hình độc đáo, đẹp mắt từ trần trật giật cấp trên trần nhà sẽ khiến không gian bớt đơn điệu, nhàm chán và đầy tính nghệ thuật.
- Khả năng chống ẩm: Nhờ tính chống ẩm cao, cực kỳ phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
- Khả năng chống cháy: Mang đến sự an toàn khi sử dụng.
- Khả năng cách nhiệt: Duy trì không khí mát mẻ trong không gian phòng.
- Cách âm tốt: Với thiết kế dạng trần thạch cao sẽ giúp giảm tối đa 70% độ ồn. Nhờ đó, không gian căn phòng trở nên yên tĩnh hơn.
- Tạo luồng ánh sáng phản: Với trần nhà khung nổi thì đèn điện thiết kế sẽ không tạo luồng ánh sáng cho căn phòng bằng trần giật cấp. Loại trần này có thể linh động trong việc sử dụng các loại đèn như đèn led, đèn hắt, đèn downlight,…
- Độ bền: Xét về mức độ bền, có thể nói loại trần thạch này có tuổi thọ trên 10 năm. Bên cạnh đó, nếu trần xảy ra hư hỏng cũng dễ dàng sửa chữa.