52 ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG PHONG THỦY NHÀ VỆ SINH

Để phán đoán lành dữ của căn nhà, phong thủy nhà vệ sinh, phòng tắm, toilet chính là một tiêu chí vô cùng quan trọng, vì khi xây dựng nhà vệ sinh ngoài việc phải chú ý phù hợp với phong thủy ra còn rất nhiều điều kiêng kỵ. Dưới đây là 52 điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà tắm được chúng tôi tổng hợp lại:
1. Nhà vệ sinh kỵ đặt ở trung tâm của căn nhà
Các căn phòng dễ tích bẩn như phòng tắm, nhà bếp đều không được đặt ở trung tâm căn nhà. Nếu nhà vệ sinh đặt ở chính giữa căn nhà, khí ẩm, khí hôi của nó sẽ phát tán tới các căn phòng khác, khiến cho các thành viên trong gia đình sinh bệnh, rất bất lợi cho sức khỏe. Nếu nhà tắm đặt ở vị trí trung tâm căn nhà, tốt nhất nên tiến hành điều chỉnh lại.
2. Nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng nam của căn nhà
Nhà vệ sinh không được đặt ở hướng Nam. Hướng Nam là quẻ Ly, trong Ngũ hành thuộc mệnh Hỏa, còn nhà tắm trong Ngũ hành thuộc mệnh Thủy. Nếu đặt nhà tắm mệnh Thủy ở hướng Nam mệnh Hỏa sẽ khiến cho nhà tắm ức chế hỏa địa, tạo thành bố cục “Thủy Hỏa bất dung”, bớt lợi. Nếu gặp có tình huống này tốt nhất nên rời nhà tắm tới hướng Đông, Đông Nam, Tây Bắc. Đồng thời, hướng Nam cũng là hướng lấy sáng, nhà tắm ở phương vị này sẽ là bất lợi.
3. Nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng Bắc của căn nhà
Vì hướng Bắc theo Ngũ hành thuộc Thủy, việc đặt nhà tắm như vậy sẽ khiến cho Thủy năng tăng cao, dẫn đến hiện tượng bị chìm. Hơn nữa, khí năng ở hướng Bắc yên ổn và tĩnh, có rủi ro đình trệ, làm tổn hao tinh lực của con người. Nếu không thể đổi vị trí nhà tắm phải trồng một loại cây cao lớn để hấp thụ Mộc năng, mượn nó để đẩy Thủy năng đi. Loại cây này sẽ đem đến sinh khí và sức sống, hấp thụ độ ẩm đồng thời sản sinh ra khí oxy trong lành.
4. Nhà vệ sinh kỵ đặt hướng Đông Bắc
Nhà vệ sinh không được đặt ở hướng Đông Bắc căn nhà, vì Đông Bắc trong Ngũ hành thuộc Thổ, nếu đặt như vậy, Thổ năng sẽ phá hoại Thủy năng, dễ kích thích khí năng chỗ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nếu nhà tắm đã đặt ở vị trí này và không thể di chuyển đi chỗ khác, có thể đặt ở chỗ Đông Bắc căn nhà bát sức màu trắng và đựng đầy muối biển hoặc hình điêu khắc bằng sắt nặng lên trên, hoặc cắm bông hoa đỏ lên trên chậu sắt tròn để thu hút Kim năng hỗ trợ điều hòa Thổ năng và Thủy năng.
5. Phương vị của nhà vệ sinh kỵ tương xung với năm sinh
Những điều nên và không nên về phương vị của nhà tắm trong Phong thủy học truyền thống ngoài việc chỉ ra là nó phải nằm ở hướng hung ra thì những điều khác rất ít được đề cập tới, do đó mà có rất nhiều cách nói chắp ghép. Ở đây chỉ ra rằng, phương vị của nhà tắm phải tránh xung với năm sinh của chủ nam và chủ nữ trong nhà, vì mệnh năm sinh của chủ nam và chủ nữ là nhân tố quan trọng trong phong thủy.

6. Nhà vệ sinh kỵ đặt ở vị trí thanh long của cửa chính
Nếu nhà vệ sinh nằm ở vị trí Thanh long, khi vừa vào cửa sẽ thấy hôi thối, dễ khiến cho khách quý không đến, thậm chí còn dẫn tới thị phi lời ra tiếng vào, người trong nhà phải dùng thuốc, làm ăn bị phá sản liên tiếp.

7. Nhà vệ sinh kỵ đặt ở cuối cùng của hành lang
Khi nhà ở có hành lang tương đối dài, phải chú ý tới mối quan hệ giữa hành lang và nhà tắm. Nhà tắm chỉ nên đặt ở bên cạnh hành lang, không được đặt ở cuối hành lang. Theo phong thủy, nếu nhà vệ sinh bị hành lang xông thẳng vào sẽ không tốt, đặc biệt tổn hại rất lớn tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

8. Nhà vệ sinh kỵ đặt hướng Tây Bắc, Tây Nam
Cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Tây Bắc, Tây Nam. Nếu đặt ở hướng Tây Bắc, thủy năng ở đó sẽ làm hao tổn hết Kim khí năng, khiến cho con người cảm thấy buồn phiền, khó khăn, bứt rứt. Nếu đặt ở phía Tây Nam, khí năng chỗ đó sẽ biến hóa và không ổn định, Thổ khí ở Tây Nam sẽ phá hủy Thủy khí năng, khiến cho sức khỏe người sống không tốt.

9. Nhà vệ sinh kỵ liền với nhà bếp
Một số gia đình vì lý do tiết kiệm diện tích nên để nhà tắm và nhà bếp liền nhau, thậm chí cửa nhà tắm mở bên trong bếp, điều này là không nên. Phong thủy học truyền thống cho rằng, nhà bếp là nơi năng lượng của Thủy, nhà tắm và nhà bếp gần nhau sẽ tạo thành bố cục Thủy Hỏa gần nhau. Như vậy sẽ sinh ra xung từ trường, điều này cũng ảnh hưởng tới trạng thái năng lượng của toàn bộ căn nhà.

10. Nhà vệ sinh kỵ nằm phía sau bài vị
Nhà vệ sinh phải tránh xa khỏi bài vị, nghĩa là không được nằm ngay sau bài vị hoặc ở phòng tầng trên ngay trên bài vị. Nhà vệ sinh cũng không được ở vị trí Văn Xương của căn hộ để tránh Văn Xương bị ô uế. Ngoài ra, nhà vệ sinh còn không được đối diện với két.

11. Kỵ để giường ngủ tựa lưng vào nhà vệ sinh
Giường là nơi nghỉ ngơi, quan trọng nhất là phải có khí sạch sẽ, nên đặt ở hướng cát, điều này ngược lại với hỷ kỵ của nhà tắm. Bởi vì việc đặt nhà vệ sinh, phòng tắm ở cạnh phòng ngủ rất thuận tiện nên phòng tắm của phòng ngủ chính trong các căn nhà hiện đại phải đặt cạnh phòng ngủ. Tuyệt đối phải chú ý, phía sau giường ngủ không được là tường của nhà tắm, vì bố cục nhà như vậy khiến cho chủ nhân căn nhà khi ngủ trong phòng ngủ sẽ có cảm giác tinh thần bứt rứt, khả năng suy nghĩ kém, dễ bị đau đầu, hoa mắt. Nếu gặp trường hợp bố trí như vậy, phải lập tức di dời đầu giường.

12. Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện cửa lớn
Cửa nhà vệ sinh không được đối diện với cửa lớn ra vào căn nhà. Phong thủy học truyền thống cho rằng, cửa ra vào căn hộ là cửa khí, là nơi hút sinh khí vào, sinh khí sẽ lưu động nhẹ nhàng trong căn hộ. Nếu cửa nhà tắm đối diện với cửa lớn, sinh khí đi từ ngoài vào nhà sẽ đi vào nơi xả uế tạp, âm khí nặng đó là nhà tắm, cửa nhà tắm giống như cái miệng lớn, giải phóng âm khí, xung với sinh khí vào từ cửa lớn, đây là cách cục không tốt. Ngoài ra, khi vừa bước vào cửa còn có thể ngửi thấy mùi hoặc âm thanh trong nhà tắm truyền lại, rất mất lịch sự.

13. Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện với bếp
Cửa nhà vệ sinh không được đối diện với vị trí bếp. Nhà vệ sinh thuộc Thủy, là nơi thải khí hôi thối, bếp thuộc Hỏa, là nơi nấu đồ ăn, tính chất hoàn toàn khác nhau, nếu đối nhau tức là Thủy Hỏa tương khắc, bất lợi cho gia vận.

14. Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện với cầu thang đi lên trên
Cửa nhà vệ sinh (đặc biệt là cửa mà bên trong có thiết kế nhà vệ sinh độc lập) đối diện với cầu thang đi lên, khí đi xuống dưới cầu thang sẽ xông thẳng vào nhà tắm, dễ dẫn tới khí hôi bên trong nhà tắm tích tụ lại khó tán ra, nuôi dưỡng vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe và vận thế của các thành viên trong gia đình. Nếu không có cách để thay đổi kết cấu này, có thể treo bức rèm dài phía trên cửa nhà tắm và trên bậc cầu thang đặt tiền ngũ đế để hóa giải.

15. Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện cầu thang đi xuống
Đối diện với cầu thang đi xuống sẽ dẫn tới khi hôi của nhà tắm trút thẳng xuống dưới, chảy tới khắp nơi trong dương trạch, ảnh hưởng tới sức khỏe và vận thế của các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này, có thể thay đổi cửa nhà tắm đối diện với cầu thang đi lên để hóa giải.

16. Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện với cửa phòng
Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa của bất kỳ căn phòng nào đều không lý tưởng, cần cố gắng tránh bố cục này. Nếu không có cách nào tránh, có thể đặt bình phong hoặc ngăn cách cửa nhà tắm và cửa phòng để hóa giải ảnh hưởng bất lợi của tình huống này.

17. Kích thước cửa nhà vệ sinh kỵ quá cao, quá rộng
Cửa nhà vệ sinh là loại cửa hẹp nhất và thấp nhất trong tất cả các loại cửa trong căn nhà, hơn nữa các đồ dùng trong nhà hiện nay cũng không cần cửa nhà tắm phải quá to lớn. Chiều cao bình thường của cửa nhà tắm có 2 loại là 1.875m và 1.99 – 2.09m. Bởi vì các tầng nhà hiện nay có chiều cao của cửa nhà tắm không cần lên tới 2m. Nếu nhà ở là kiểu nhà giàu có, độ cao mỗi tầng có thể hơn 3m, cửa nhà tắm có thể cao hơn một chút. Tầng nhà cao giúp con người thoải mái nhưng hiệu quả làm ấm và hạn chế lạnh sẽ kém đi, trừ khi là tăng cường đầu tư về phần điện. Về chiều rộng của cửa nhà tắm có 2 loại là 0.59m và 0.71 – 0.79m, phạm vi kích thước như vậy là phù hợp. Kích thước cửa nhà tắm trong căn hộ không được quá cao quá rộng, chỉ cần vừa hay tới chữ “kiếp”, “hại” trên thước lỗ ban.

18. Cửa nhà vệ sinh kỵ làm bằng cửa kính
Nhà vệ sinh là nơi kín đáo, không được dùng cửa kính. Nếu dùng cửa kính, sự kín đáo của nhà vệ sinh sẽ bị phá hỏng, bất lợi cho sinh hoạt trong gia đình.

20. Cửa nhà vệ sinh kỵ mở trong thời gian dài
Nhà vệ sinh có khí hôi thoát ra, nếu để cửa mở trong thời gian dài, khí hôi sẽ tràn tới các căn phòng khác. Hơn nữa, khí hôi thường không sạch sẽ, không tốt cho sức khỏe những người sống trong nhà, không những thế còn ảnh hưởng tới vận khí của các thành viên trong gia đình. Do đó, phải duy trì cửa nhà vệ sinh trong trạng thái đóng kín.

21. Phòng tắm kỵ sửa thành phòng ngủ
Trên các thành phố hiện đại ngày nay đất chật người đông, tấc đất tấc vàng, có một số gia đình để tiết kiệm không gian đã sửa nhà tắm thành phòng ngủ. Trong gia tướng học nói rằng, phòng tắm là nơi không sạch sẽ, phòng ngủ cạnh phòng tắm bản thân nó đã là không tốt, nếu sửa phòng tắm thành phòng ngủ sẽ càng bất lợi. Hơn nữa, nhìn từ góc độ vệ sinh môi trường, tốt nhất không nên làm điều này, vì mặc dù có sửa nhà tắm thành phòng ngủ ở tầng mình thì ở tầng trên tầng dưới vẫn còn tình trạng tương tự, bản thân mình sẽ bị kẹt giữa 2 nhà tắm ở 2 tầng, điều này càng không thích hợp. Ngoài ra, nếu nước thải của phòng tắm tầng trên bị rò rỉ, người ngủ phía dưới sẽ chịu hậu quả, rất mất vệ sinh.

22. Nền phòng tắm kỵ quá trơn nhẵn
Nền phòng tắm thường xuyên có nước, vì vậy phải chống trơn trượt tốt để đảm bảo an toàn. Do đó, khi lắp đặt nền nhà tắm nên sử dụng vật liệu chống trơn trượt, lựa chọn đầu tiên là gạch men cỡ lớn vì dễ làm vệ sinh, chóng khô, có thể dán thêm các hình ảnh phong phú, vật liệu sạch bóng bằng phẳng sẽ có ý nghĩa thực tế hơn. Có lúc để chống trơn trượt cũng có thể phủ một lớp đệm chống trượt lên trên gạch men. Ngoài ra, giá thực tế của nền làm bằng vật liệu dẻo tương đối cao, thêm nữa sau khi gia cố, tác dụng chống trơn trượt sẽ càng rõ rệt.

23. Phòng tắm kỵ không có cửa sổ
Độ ẩm trong phòng tắm lớn, khí lưu động trong đó rất nặng và khó trôi, thậm chí ở trong trạng thái đình trệ. Nếu không có cửa sổ, không khí sẽ trở nên nhiễm bẩn do không được lưu thông, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Những căn nhà có nhà tắm đóng kín, không có cửa sổ phải có quạt thông gió, tuy nhiên không nên bật liên tục.

24. Nền của phòng tắm kỵ cao hơn nền phòng ngủ
Nền phòng tắm không được cao hơn nền phòng ngủ, đặc biệt là vị trí của bồn tắm không được có cảm giác “cao lên”. Phong thủy học cho rằng, nước chảy xuống dưới, kiểu bố cục trôi xuôi, phòng ngủ bị nước “tưới tắm” sẽ khiến cho con người ở trong phòng ngủ đó mắc bệnh về hệ thống nội tiết.

25. Phòng tắm kỵ tạp loạn
Trong phòng tắm không nên để quá nhiều vật dụng thừa để tránh tạp loạn. Nếu không sẽ khiến cho không gian vốn tương đối chật hẹp trở nên chật hẹp hơn, một mặt ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mặt khác gây bất lợi cho việc lưu thông không khí. Hơn nữa, nó còn khiến cho chiếu sáng không đều, biến phòng tắm vốn là nơi ẩm ướt sẽ càng ẩm ướt hơn. Phòng tắm lý tưởng nhất chính là kiểu phòng tắm thiết kế đơn giản, đặt đồ dùng gọn gàng, thông gió tốt.

26. Phòng tắm kỵ để nước chảy khắp nơi
Phần lớn phòng tắm đều có nước vì khi tắm nước sẽ bắn tung tóe khắp nơi, tràn lênh láng ra sàn. Phải chú ý, nước chảy xung quanh chính là nguồn gốc của sự ẩm ướt trong nhà tắm. Vì vậy cần lắp đặt hệ thống thoát nước tốt để tập trung tất cả nước chảy trên nền nhà và xả đi.

27. Phòng tắm kỵ để khí bẩn tràn lan
Nếu phòng tắm không sạch sẽ hoặc không thông gió, sẽ làm lan tràn khí bẩn có mùi thối và mùi mốc. Để không che đậy âm khí bất lợi này đầu tiên phải chú ý tới việc thông gió thải khí của căn phòng, tiếp đó mới cải thiện việc sắp xếp, màu sắc và mùi trong không gian nhà tắm, ví dụ việc lựa chọn màu dep, đệm lót chân có thể ngược lại với màu sắc của tường. Về mặt khử mùi, sáp thơm rất có hiệu quả nhưng không có tác dụng bảo vệ môi trường, cách tốt nhất là dùng một số loài hoa thơm hoặc cỏ thơm. Hoa chính là thứ nâng cao sự may mắn trong vận khí, trong các loại cỏ thơm có thể chọn loại có tác dụng trấn an tinh thần và có hiệu quả trị mất ngủ. Nó có thể làm giảm khí bẩn trong nhà tắm, đem đến vận may cho các thành viên trong gia đình.

28. Phòng tắm kỵ sử dụng vật liệu kim loại
Phòng tắm không được sử dụng vật liệu kim loại lạnh, cứng, vì nó khiến cho người sử dụng cảm giác không thoải mái, hơn nữa nếu không cẩn thận sẽ gây thương tích. Nếu đã sử dụng những vật liệu này, có thể treo khăn mềm bên trong nhà tắm, như vậy giúp khiến cho toàn bộ nhà tắm trở nên ấm áp, thoải mái, khiến con người có cảm giác an toàn.

29. Phòng tắm kỵ có các kết cấu sắc nhọn
Phòng tắm không được sử dụng các kết cấu sắc nhọn như vật thể hình tam giác hoặc có góc nhọn khác. Vì phòng tắm tương đối nhỏ, hơn nữa khi con người hoạt động trong đó, phần da thịt lộ ra ngoài rất nhiều. Do đó để tránh bị cào xước, rách da, tốt nhất nên lựa chọn các vật trơn nhẵn, không lồi lên, không có góc nhọn để sử dụng trong nhà tắm.

30. Hướng của bồn cầu kỵ cùng hướng với căn nhà
Phong thủy học truyền thống cho rằng, hướng của bồn cầu không được cùng hướng với căn nhà. Nếu hướng cửa lớn căn nhà là hướng nam, khi người ngồi trên bồn cầu, mặt hướng về hướng Nam, như vậy đã phạm vào cấm kỵ bồn cầu và căn nhà cùng hướng. Điều đó dễ khiến cho các thành viên trong gia đình gặp các vấn đề về sức khỏe. Phương pháp hóa giải là đổi hướng của bồn cầu lệch hướng hoặc ngược hướng so với căn nhà.

31. Phòng tắm nhỏ kỵ đặt bồn tắm to
Phòng tắm diện tích không lớn trong khi bên trong lại đặt bồn tắm to, như vậy sẽ khiến cho vợ chồng hay cãi vã, do đó phải lựa chọn bồn tắm có kích thước phù hợp.

32. Bồn tắm kỵ đặt ở giữa phòng tắm
Bồn cầu phải tựa vào tường, không được đặt chính giữa nhà tắm. Nếu bồn cầu ở giữa phòng tắm sẽ phá vỡ sự hài hòa của toàn bộ căn phòng, bất tiện cho cuộc sống. Ngoài ra, về phương hướng, bồn cầu không được đặt ở hướng Bắc quay đầu về Nam, tránh hình thành cục diện Thủy Hỏa tương xung.

34. Hình dáng của bồn tắm kỵ không có hình dạng theo quy tắc
Việc lựa chọn thiết bị tắm rất tỉ mỉ. Tốt nhất nên chọn hình dáng của bồn tắm là hình chữ nhật hoặc hình tròn, dạng ngũ giác hoặc lục giác đều nhau. Tuyệt đối kỵ sử dụng hình tam giác hoặc hình không theo quy tắc, điều này gây bất lời cho người trong nhà.

35. Bồn tắm kỵ để tồn nước lại
Bồn tắm dùng để tắm, không nên để tồn nước lại. Một số người vì lý do tiết kiệm nước nên sau khi tắm sẽ để lại nước trong bồn tắm xả nhà vệ sinh, lau nhà. Cách làm này không những không vệ sinh mà còn gây nên hiệu ứng phong thủy không tốt. Bởi vì tắm trong bồn tắm dùng để gột sạch những thứ bẩn đi, xả sạch nước tức là “tạm biệt” những thứ bẩn. Nếu để nước tồn lại sẽ tương đương với những mệt mỏi và tinh thần không thoải mái vẫn còn lưu lại trong phòng, làm nhiễu loạn cuộc sống.

36. Sau khi cố định bồn cầu, kỵ thay đổi vị trí tùy tiện
Một khi đã có định bồn cầu, không được di chuyển tùy tiện, tuyệt đối không cách xa đường ống xả thải ban đầu chỉ vì có bồn rửa tay to hoặc phòng tắm rộng. Theo phong thủy, việc động chạm tới khí bẩn sẽ phát sinh ra các hiện tượng ngoài ý muốn.

37. Bình nước nóng kỵ lắp trong phòng tắm
Bình nước nóng tuyệt đối không được lắp trong phòng tắm, nên lắp nó ở vị trí thông gió ở bên ngoài nhà tắm. Khi không thể lắp đặt bình nước nóng ở ngoài nhà tắm, phải chú ý duy trì sự thông gió trao đổi khí của phòng tắm, tránh khí ga rò rỉ dẫn tới bị ngộ độc.

38. Kỵ sử dụng bồn dạng chìm trong phòng tắm
Có một số người khi lắp đặt phòng tắm thường thích xây một bồn bên trong phòng tắm, bồn đó hơn hơn mặt đất 1, 2 bậc, sau đó đặt bồn tắm vào bên trong, như vậy bố cục sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, theo nguyên lý Gia tướng học truyền thống, nền của nhà tắm không được cao hơn nền phòng ngủ, đặc biệt là vị trí của bồn tắm không được quá cao. Nếu vị trí của bồn tắm cao hơn phòng ngủ nghĩa là con người ở trong căn phòng ngủ bị nước xâm chiếm, dễ mắc bệnh về hệ thống nội tiết. Nếu bạn thích kiểu bồn dạng chìm đó, có thể đặt nó trong gian phòng tắm cách xa phòng ngủ.

39. Đầu nối các bóng đèn trong phòng tắm không được lộ ra ngoài
Phòng tắm tương đối ẩm ướt, vì vậy khi lắp đặt đèn điện, dây điện phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất nên sử dụng loại đèn và công tắc có chức năng bảo vệ an toàn, đầu nối và ổ cắm cũng không được lộ ra ngoài. Nếu công tắc là kiểu bập bênh, nên đặt ở bên ngoài nhà tắm. Nếu không phải loại công tắc kéo dây mà là bảng mặt có tính chống ẩm chống nước, nên dùng cáp cách điện để chống xảy ra sự cố do ẩm ướt rò điện gây ra.

40. Gương trong nhà tắm kỵ soi vào thiết bị nhà về sinh
Trong nhà tắm thường có lắp gương, nhưng tuyệt đối không được đặt đối diện với thiết bị vệ sinh, khiến gương soi vào hình ảnh của thiết bị đó, đặc biệt là không được để gương soi vào người sử dụng. Thiết kế như vậy sẽ khiến con người cảm giác không thoải mái, thậm chí còn trở nên nóng tính. Để tránh xuất hiện tình trạng này bốn hướng đối diện với vị trí của thiết bị vệ sinh không được đặt gương. Ngoài ra có phương pháp đơn giản khác là đặt gương ở trên tường bên cạnh tường đặt thiết bị vệ sinh, đồng thời giữa chúng phải có khoảng cách trống.

phong thủy toilet
Trồng cây trong toilet giúp hóa giải âm khí nặng nề, cần tránh để xà phòng hay nước thải bắn vào cây

41. Điện thờ kỵ đặt ở phía bên ngoài phòng tắm
Không được đặt điện thờ ở bên ngoài phòng tắm, vì phòng tắm là nơi không khí kém và không sạch nhất trong nhà. Bên trong phòng tắm có thể thường xuyên thông gió, nhưng bên ngoài chỉ là một khoảng nhỏ mà ngay cả không khí cũng không lưu thông, môi trường ô nhiễm như vậy không thể đặt điện thờ. Hơn nữa, người ra vào thường xuyên trước mặt tượng Phật là vô cùng bất kính.

42. Kỵ dùng nước thải để tưới cây cảnh bên trong toilet
Phần lớn các hoạt động giặt rửa đều diễn ra bên trong toilet, do đó khi cọ rửa phải chú ý không được đem nước thải có tính kiềm tưới vào trong bồn cây. Bởi vì như vậy sẽ khiến cây bị chết, điều đó khiến cho vận khí của chủ nhà không được tốt.

43. Cây cối trong toilet kỵ để bị dính bọt xà phòng
Mục đích việc làm xanh hóa nhà tắm chính để có hiệu quả trang trí “động” toilet. Trong quá trình trang trí làm xanh hóa phải chú ý, độ ẩm và nhiệt độ trong toilet rất cao, vị trí đặt cây cối cần tránh xa chỗ dễ bị bắn bọt xà bông, xà phòng vào, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây cối, đồng thời còn làm mất vệ sinh.

44. Trong toilet kỵ sử dụng các đồ gia dụng kiểu gỗ dán bên ngoài
Trong toilet không được sử dụng các loại đồ kiểu gỗ dán bên ngoài. Bởi vì các loại đồ này có bán trên thị trường phần lớn là gỗ đặc hoặc tấm gỗ chắc để làm vật liệu dán cơ sở, dùng tấm gỗ đặc dán lên tổng thể sau đó trên bề mặt sẽ quét lớp sơn chống nước. Bản thân vật liệu cơ sở dễ xuất hiện các vết nứt, sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả chống nước, vì vậy không được đặt các sản phẩm như vậy trong nhà tắm.

45. Đèn trang trí trong toilet kỵ quá nhiều, quá phức tạp
Chiếu sáng toàn bộ toilet thường sử dụng loại đèn huỳnh quang, với ánh sáng dịu dàng là tốt nhất, nhưng bên cạnh hương trang điểm phải đặt thêm đèn chiếu sáng riêng để bổ sung ánh sáng cho khu vực đó. Có thể sử dụng đèn neon để chiếu sáng khu vực phía trước gương, tăng cường thêm cảm giác ấm áp, rộng rãi, tươi mới. Khi lựa chọn đèn dùng trong nhà tắm, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là dùng loại đèn có chụp đèn làm bằng thủy tinh hoặc nhựa có tính năng chống nước và độ an toàn tin cậy. Về tạo hình đèn trang trí, không nên dùng loại đèn quá phức tạp để trang trí, càng không thể treo quá thấp, tránh tạo thành gánh nặng hoặc phát sinh các sự cố dính nước, va đập làm vỡ.

46. Gương trong toilet kỵ dùng loại quá nhỏ
Phòng toilet phải có gương đồng thời phải to một chút, vừa có thể phản xạ đi khí bẩn lại vừa có dụng làm đẹp, ngoài ra cũng giúp tăng cường diện tích thị giác và mở rộng không gian. Gương quá nhỏ không có tác dụng.

47. Toilet kỵ dùng màu tím đậm
Trong toilet không nên sử dụng màu tím đậm để trang trí. Mặc dù màu tím đậm có tính lãng mạn, nhưng nó cũng khiến con người cảm giác bị ức chế, nặng nề. Việc lựa chọn màu sắc cần hết sức thận trọng, thiết kế không thích hợp sẽ khiến cho không khí trở nên u uất.

48. Trong toilet kỵ sử dụng màu sắc bắt mắt
Trong toilet kỵ sử dụng các loại màu bắt mắt như màu đỏ, vì như vậy sẽ khiến người đi vào đó có cảm giác nôn nóng. Toilet là nơi thuộc hành Thủy, vì vậy màu sắc tốt nhất trong nhà nên sử dụng là màu trắng thuộc Kim và màu lam thuộc Thủy, vừa tao nhã lại có cảm giác yên ổn, giúp trấn tĩnh.

49. Trong toilet kỵ sử dụng quạt điện
Quạt điện không được để trong toilet. Vì khí ẩm trong toilet tương đối nhiều sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng của quạt; ngoài ra nhìn từ góc độ phong thủy nhà tắm thuộc Thủy, quạt thuộc Hỏa, hai vật đặt cùng nhau sẽ dẫn tới cục diện Thủy Hỏa tương khắc. Nên đặt quạt trong tủ hoặc trong căn phòng khác, khi cần mới lấy ra sử dụng.

50. Toilet kỵ nằm ở phía trên phòng ngủ
Khi lắp đặt một số tòa biệt thự hoặc căn hộ chúng ta thường chỉ xem xét sự kết hợp giữa các căn phòng trong mặt bằng của một tầng mà quên đi mối quan hệ giữa tầng trên và tầng dưới. Thực tế, mối quan hệ giữa tầng trên và tầng dưới cũng vô cùng quan trọng, nhà tắm không được nằm trên phòng ngủ. Nếu khí bẩn của toilet đi xuống phòng ngủ, sức khỏe của người ngủ trong phòng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

51. Toilet kỵ quá ẩm ướt
Cần thường xuyên giữ toilet được khô ráo, sạch sẽ, nếu không rất dễ tích tụ âm khí, gây bất lợi cho sức khỏe và vận thế của các thành viên trong gia đình.

Nếu khí ẩm trong toilet quá nhiều, thiết bị vệ sinh rất dễ bị ngả màu do ẩm ướt, mất mỹ quan và chức năng vốn có. Hơn nữa, toilet ẩm ướt còn làm sinh sôi vi khuẩn và nấm gây bệnh, khiến cho các đồ vật trong toilet có mùi khó chịu, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới con người.

Để loại bỏ vấn đề ẩm ướt trong toilet, trước tiên khi lắp đặt cần làm tốt công tác chống ẩm ướt, cụ thể bao gồm việc lựa chọn vật liệu làm trần nhà tắm phải có tính chống nước, chống mục, chống rỉ. Khi lát gạch nền, phải đảm bảo nền gạch có độ dốc nhất định để thoát nước, tránh nước bị tích tụ lại, đồng thời cần chú ý điều chỉnh rãnh giữa gạch nền với gạch tường, đảm bảo ngay ngắn mang lại cảm giác hoàn chỉnh, tránh gây ấn tượng hỗn loạn về mặt thị giác. Gạch làm tường nhà tắm cũng phải có tính chống ẩm, chống nước, khi ốp gạch cần đảm bảo được bằng phẳng. Nếu gặp chỗ ống nước lồi ra nên cắt mép gạch nhỏ, thích hợp để đem lại cảm giác hoàn hảo. Tốt nhất, nhà tắm nên có cửa sổ, để thuận tiện cho việc thông gió nên lắp thêm quạt thông gió có cửa chống quay ngược giúp ngăn không cho khí bẩn tràn ngược lại.

Sau đó, phải lựa chọn các loại đồ gia dụng có tính năng chống ẩm, gom các vật phẩm thường dùng trong nhà tắm như khăn, đồ tắm lại để tránh bị ảnh hưởng. Nếu lựa chọn đồ gỗ dễ hấp thu ẩm, phần đáy tủ có thể dùng kim loại để làm chân đỡ tủ, như vậy sẽ tránh được khí ẩm vào tủ, vừa kéo dài được tuổi thọ sử dụng đồ vệ sinh lại tăng cường thêm chắc năng bảo vệ đồ vật.

52. Trong toilet kỵ dùng màu đen
Trong toilet nên dùng màu sắc tươi sáng, kỵ dùng các màu trầm tối như xám, đen. Vì bản thân nhà tắm thường không đủ dương khí, nếu thêm các màu trầm nữa sẽ giống như thêm dầu vào lửa, dễ thu hút âm linh.

Trên đây là 52 điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh, phòng tắm, toilet có thể giúp các bạn biết cách sắp xếp, bài trí, xây dựng nhà vệ sinh phù hợp, đem lại may mắn và tài lộc cho cả gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0931416699