Những Lưu Ý Khi Kinh Doanh Bất Động Sản

Những năm gần đây, lĩnh vực bất động sản đang trở nên hot hơn bao giờ hết. Có rất nhiều người đã kinh doanh thành công nhưng bên cạnh đó là không ít người thất bại. Kinh doanh bất động sản tạo ra lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vậy kinh doanh bất động sản là gì mà được nhiều người quan tâm? Làm sao để thành công? Có những lưu ý gì khi tham gia vào thị trường này? Cùng tìm hiểu về kinh doanh bất động sản qua bài viết dưới đây!
Bất động sản là gì?
Chắc hẳn rất nhiều người đã nghe đến cụm từ “bất động sản” nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Hiểu một cách đơn giản thì bất động sản là bao gồm các tài sản không thể di dời được.

Kinh doanh bất động sản là gì?
Các tài sản thuộc nhóm bất động sản như nhà ở; các công trình xây dựng gắn liền với nhà ở; một số tài sản khác theo quy định của pháp luật. Một số tài sản vô hình cũng thuộc bất động sản như quyền sử dụng đất đai, quyền thế chấp,…
Trước khi tiến hành kinh doanh, các nhà đầu tư nên hiểu kĩ những khái niệm cơ bản về kinh doanh. Trước hết phải hiểu khái niệm kinh doanh bất động sản là gì? Kinh doanh bất động sản là bỏ ra một số tiền để thực hiện các hoạt động như xây dựng; mua bán; cho thuê; các hoạt động dịch vụ môi giới; tư vấn bất động sản;…Tất cả các hoạt động kể trên đều có một mục đích chung là tạo lợi nhuận.

Các loại bất động sản
Bất động sản nhà ở
Những bất động sản nhà ở bao gồm nhà xây mới và tái sử dụng. Nó có thể là nhà cho thuê; chung cư; studio;…Hiện này, thị trường bất động sản nhà ở được nhiều người ưu chuộng như dự án căn hộ, tòa nhà; phân khu được xây dựng sẵn,…Do đó, các chủ đầu tư không ngừng cho ra mắt nhiều dự án lớn nhỏ trên các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,…

Bất động sản thương mại – dịch vụ
Các trung tâm thương mại; tòa nhà khách sạn, hệ thống giáo dục,…được xếp là bất động sản thương mại. Những bất động sản này nhằm mục đích phục vụ cộng đồng dân cư, phục vụ kinh doanh,…Loại bất động sản này phải được vận hành chuyên nghiệp và thông suốt. Đảm bảo các tiện ích có sẵn trong khu vực.

Bất động sản công nghiệp – hạ tầng
Bất động sản công nghiệp, hạ tầng bao gồm các tòa nhà có mục đích sử dụng là nghiên cứu, sản xuất; phân phối, lưu trữ hàng hóa. Những công ty kinh doanh bất động sản hiện nay cũng có xu hướng nhắm vào loại hình này do tiềm năng phát triển mạnh mẽ của nó trong tương lai.

Bất động sản công nghiệp hạ tầng
Tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp hạ tầng là rất lớn
Bất động sản đất bao gồm đất trồng, đất xây dự án; trang trại hoa màu hoặc đất dùng chăn nuôi. Kinh doanh bất động sản đất là cơ hội đầu tư rất tiềm năng. Đây là loại hình kinh doanh dễ làm, thủ tục đơn giản; số vốn huy động cũng ít hơn các loại hình khác.

Loại bất động sản nào được đưa vào kinh doanh?
Theo Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định, các loại bất động sản được phép kinh doanh bao gồm:

– Nhà ở, những công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà ở, công trình hoàn thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà ở, công trình xây dựng là tài sản công; những tài sản này được cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;

– Các loại đất được phép thực hiện mua bán, cho thuê; cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Những trường hợp kể trên thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.
Điều kiện nhà ở được đưa vào kinh doanh BĐS
Nhà ở muốn đưa vào kinh doanh bất động sản cần đảm bảo đủ những quy định sau đây theo điều 9 luật kinh doanh bất động sản 2014:

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các công trình găn liền với đất.
Đối với nhà, công trình có sẵn trong dự án thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Không xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; các công trình xây dựng gắn liền với đất.
Không bị lập biên bản thực thi thi hành án:

Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
Theo điều 10, luật kinh doanh bất động sản 2014, điều kiện để cá nhân tổ chức kinh doanh bất động sản như sau:

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã,…
Doanh nghiệp, hợp tác xã được lập có vốn pháp định không được nhỏ hơn 20 tỷ.
Những tổ chức kinh doanh bất động sản nhỏ, không thường xuyên thì không phải phành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này, tổ chức cần kê khai đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về điều kiện kinh doanh bất động sản
Những lưu ý khi kinh doanh bất động sản
Vậy để đạt được lợi nhuận như mong muốn thì nhà đầu tư cần lưu ý điều gì. Dưới đây là một số lưu ý khi kinh doanh bất động sản.

Chú trọng tới yếu tố vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng
Vị trí bất động sản là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến giá trị của bất động sản đó. Dễ thấy nhất là những dự án có vị trí đắc địa; thuận tiện với các tiện ích giao thông, siêu thị,…sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Ở nơi nào có hạ tầng phát triển, ở đó có bất động sản sinh sôi. Những chủ đầu tư thông minh sẽ nhìn ra được tiềm năng phát triển của khu vực thông qua sự phát triển về cơ sở hạ tầng trong tương lai.

Lựa chọn BĐS phù hợp theo điều kiện tài chính
Ở bất kì lĩnh vực nào, tài chính cũng là yếu tố quan trọng quyết định mực độ kinh doanh. Tài chính là điều kiện tiên quyết quyết định sản phẩm kinh doanh. Bất động sản thường có giá trị lớn đến rất lớn. Do vậy, trước khi đầu tư , nhà đầu tư nên xem xét cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn để đưa ra quyết định đúng đắn.

Đòn bẩy tài chính chính là giải pháp giải quyết vấn đề này. Phương pháp này cũng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Lựa chọn bất động sản phù hợp với điều kiện tài chính
Bất động sản có tính thanh khoản cao. Tức là dễ mua bán hay dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Nhà đầu tư nên cân nhắc đến yếu tố tính thanh khoản. Bởi lẽ những sản phẩm dễ thanh khoản sẽ giúp nhà đầu tư thu lời nhanh hơn.

Chủ đầu tư uy tín và pháp lý minh bạch
Khi kinh doanh bất động sản, yếu tố pháp lý được trú trọng hàng đầu. Bởi bất động sản thường có giá trị lớn, số tiền bỏ đầu tư không hề nhỏ. Lựa chọn những chủ đầu tư uy tín bởi những doanh nghiệp này có định hướng kinh doanh rõ ràng. Một doanh nghiệp sẵn sàng chứng minh các yếu tố pháp lý cũng sẽ minh bạch về tài chính cũng như các dịch vụ hậu mãi,…
Mức phạt khi kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện
Mọi đối tượng tham gia kinh doanh nhà đất đều phải tuân thủ luật kinh doanh bất động sản.

Những hành vi được căn cứ xác định vi phạm pháp luật khi kinh doanh bất động sản:

Đưa bất động sản không đủ điều kiện theo luật kinh doanh bất động sản; luật nhà ở; luật đầu tư và các luật khác có liên quan.
Sử dụng các loại đất không được phép (căn cứ vào khoản 2, điều 9 luật kinh doanh bất động sản)
Kinh doanh nằm ngoài phạm vi pháp luật quy định trong lĩnh vực bất động sản.
Mức phạt khi vi phạm quy định đầu tư bất động sản
Mức phạt cụ thể với các lỗi trên:

Nếu đưa bất động sản không đủ điều kiện được pháp luật quy định; đất không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh hay khi kinh doanh nằm ngoài quy định của pháp luật, mức phạt đối với hành vi này là 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Quy định mức phạt cụ thể tại điểm a, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải chịu hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản lên đến 12 tháng.

Qua bài viết trên đây của BĐS Nhà Mới, hy vọng bạn giải đáp được câu hỏi kinh doanh bất động sản là gì? Những lưu ý được liên kê trên đây cũng giúp bạn có thêm tài liệu tham khảo khi tham gia vào thị trường bất động sản. Đừng quên truy cập BĐS Nhà Mới thường xuyên để đọc nhiều thông tin bổ ích về bất động sản nhé!

Contact Me on Zalo
0931416699