“Thủ đô kháng chiến” Tân Trào khoác lên mình diện mạo mới

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) được biết đến là “Thủ đô kháng chiến”, “Thủ đô Khu giải phóng”. Tại đây được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hiện nay, Tân Trào đang dần trở mình và khoác lên những diện mạo mới, là một trong những địa danh quen thuộc thu hút được nhiều du khách thăm quan.

Chiến khu Tân Trào

Chiến khu Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Đại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.

Vị trí khu di tích Tân Trào

Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Đây là vùng đồi núi thấp, có độ cao trong khoảng từ 95 đến 814m. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Lô, sông này đổ vào sông Hồng tại Việt Trì.

Chiến khu Tân Trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay đây là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách.

Ý nghĩa tên Tân Trào

Được biết, trước năm 1945, xã Kim Long có 6 làng. Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã gộp xã Kim Long và Kim Trận đặt tên thành xã Tân Trào. Tên Tân Trào có ý nghĩa rất lớn, Tân là mới, Trào là phong trào khởi nghĩa bắt đầu giải phóng từ Tân Trào mà đi.

Các địa danh nằm trong chiến khu Tân Trào

Đình Tân Trào

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời. Vào ngày 20/3/1961, Hồ Chí Minh đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào.

Cây đa Tân Trào 

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500m về phía Đông. Dưới bóng cây đa này, vào chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Đình Hồng Thái 

Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào khoảng 1km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Tại đây còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của “An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào”.

Lán Nà Nưa

Lán Nà Nưa là một căn lán nhỏ nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1km về hướng Đông. Lán Nà Nưa được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các lùm cây rậm rạp. Lán Nà Nưa do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Lán Hang Bòng

Đây là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ năm 1950 đến năm 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).

Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ – Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man – Lũng Tẩu, Khấu Lẩu – Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012).

Lợi thế vị trí 

Nhìn trên bản đồ dân tộc thấy rõ, Tuyên Quang là chiếc cầu nối giữa miền núi phía Bắc với trung du và đồng bằng, giữa vùng Tây Bắc với Đông Bắc. Từ Tân Trào ra trung tâm thành phố chỉ mất 40km, khá thuận tiện cho việc di chuyển. Tân Trào nằm ngay cạnh Quốc lộ 20C, cây cầu Trắng và nằm dọc 2 bên bờ sông Phó Đáy thuận tiện cho việc di chuyển đến các vùng lân cận.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng phù sa bù đắp do hệ thống sông suối tạo nên cùng núi non trùng điệp đã tạo cho vùng đất này thuận lợi cho nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi,… 

Chính vì những lợi thế đó, Tuyên Quang cũng là nơi hội tụ của rất nhiều dân tộc cư trú. Tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5.868 km2, dân số hơn 784 nghìn người với 22 dân tộc anh em chung sống. Trong đó 8 dân tộc số dân đông hơn cả là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Dìu.

Tân Trào đang dần chuyển mình

Tiếng vọng từ quá khứ tại Tân Trào đã là hành trang quý giá cho những thế hệ hôm nay có thêm động lực và niềm tin xây dựng, phát triển hơn. 

Trải qua quá trình chinh phục thiên nhiên, với đức tính cần cù, dũng cảm và trí thông minh, đồng bào các dân tộc ở vùng đất nơi đây đã khắc lên các sườn núi đồi lớp lớp các vòng ruộng bậc thang, biến những khu đầm lầy, gò bãi hoang vu thành những khu dân cư trù phú với cánh đồng ngô, lúa… xanh tốt, những khu ruộng, ao hồ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và những khu phố thị đông vui, sầm uất. 

Từ trong lao động với tình yêu quê hương tha thiết, tâm hồn nhạy cảm, đồng bào các dân tộc đã sáng tạo lên kho tàng văn hóa phong phú và đặc sắc của mình. Các lễ hội truyền thống theo mùa, đường nét hoa văn duyên dáng trên trang phục thể hiện sinh động đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Những câu truyện cổ tích, những tục ngữ ca dao về kinh nghiệm sản xuất, về triết lý cuộc sống, thấm đậm chất nhân văn là những bằng chứng phản ánh khát vọng về cuộc sống yêu lao động, yêu tự do của con người nơi đây.

Trong đời sống sinh hoạt, đồng bào các dân tộc có nhiều món ăn truyền thống mang tính văn hóa ẩm thực như: Mắm cá ruộng, món thịt ướp, món cơm lam, bánh trứng kiến của đồng bào Tày; các loại bánh trôi, bánh chay, bánh dày, bánh mật… của đồng bảo Kinh; món thịt mỡ muối, thịt bò khô, thịt trâu khô, cá thính của đồng bào dân tộc Sán Dìu; mèn mén của dân tộc Mông…

Kiến trúc về nhà truyền thống của mỗi dân tộc cũng rất đặc sắc và phong phú, biểu hiện quan niệm về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, về tập quán và quan niệm cuộc sống của mỗi dân tộc. Dân tộc Kinh từ dưới xuôi lên xây dựng kinh tế, cư trú xen kẽ với các đồng bào các dân tộc thiểu số có nhà ở mang nét kiến trúc nhà nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà ở của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan có kiến trúc nhà sàn, tuy nhiên nhà sàn của mỗi dân tộc, mỗi ngành cũng có những nét khác nhau.

Đặc biệt, ở mỗi dân tộc có kho tàng văn nghệ dân gian độc đáo như: Dân tộc Tày có điệu hát Quan Làng (hát đưa dâu về nhà chồng), hát Cọi, Sli, Lượn, Phong slư (hát đối giao duyên nam nữ), hát Then, hát Pựt (hát nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo) và các điệu múa Then, múa Sinh tiền, múa Nón, múa Gieo hạt, múa Quạt…; Dân tộc Cao Lan có điệu hát Sình Ca (hát đối đáp giao duyên nam nữ), các điệu múa múa Chim gâu, múa Xúc tép, múa Khai đèn, múa Cờ…; Dân tộc Dao có điệu hát Páo dung (hát đối đáp giao duyên nam nữ), các điệu múa cầu mùa, múa bắt ba ba, múa Màng; Dân tộc Sán Dìu có điệu hát Soọng cô (hát đối đáp giao duyên nam nữ); Dân tộc Mông có điệu hát Mồ côi, tiếng hát làm dâu, múa Khèn. Mỗi dân tộc có những bộ nhạc cụ độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa và trình độ âm nhạc cao có khả năng truyền cảm hiệu quả như: đàn Tính, quả nhạc của dân tộc Tày; Khèn, kèn lá, sáo trúc của dân tộc Mông; bộ gõ của dân tộc Dao, Cao Lan…

Trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của các dân tộc có nét chung là đều thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, Thành Hoàng làng, người có công mở đất, mở nghề và chống ngoại xâm bảo vệ xóm làng… thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nội dung tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng các dân tộc tỉnh Tuyên Quang được thể hiện thông qua đền Cảnh Xanh, đền Thượng, đền Hạ, đền Ỷ La, chùa Hang, chùa Phật Lâm, chùa Phúc Lâm, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, các chuông bia, thần phả, ngọc phả… Ngoài ra, mỗi dân tộc cũng có những nét văn hóa riêng trong ứng xử gia đình và xã hội.

Những giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Tuyên Quang lung linh, huyền ảo, đa sắc màu văn hóa, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn, lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền và các cấp, các ngành đã tích cực khôi phục, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống thông qua việc tổ chức, phục dựng những lễ hội truyền thống; bảo tồn, khôi phục những làn điệu dân ca của địa phương. Nhờ đó, nhiều di sản văn hóa của các dân tộc nơi đây đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Flamingo Tân Trào

Tân Trào là nơi quy tụ của những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc ta, đồng thời là nơi giao thoa của các văn hóa dân tộc phía Bắc. Ngày 10/02/2022, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Làng văn hóa du lịch và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào tại xã tân Trào, huyện sơn Dương. Flamingo Tân Trào được ra đời nhằm quảng bá, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử nơi đây. 

Flamingo Holding Group đã đầu tư tâm sức cho một quần thể kiến trúc đa sắc màu, một nét chấm phá ấn tượng bên dòng sông Phó Đáy trữ tình đã từng đi vào áng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với quy mô trải nghiệm văn hóa lên đến 25ha, cung ứng các sản phẩm và loại hình dịch vụ đa dạng như shophouse, homestay, tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn, biệt thự cao cấp mang phong cách thiết kế hiện đại kết hợp hài hòa bản sắc dân tộc.

Flamingo Tân Trào là khu nghỉ dưỡng đầu tiên được triển khai trong lòng khu di tích lịch sử Quốc gia Tân Trào. Đây là bước đi chiến lược của tập đoàn Flamingo nhằm đưa vùng đất Tuyên Quang trở thành điểm đến du lịch lý tưởng.

Vùng đất được coi là cái nôi gìn giữ những nét đẹp văn hóa nằm giữa cảnh quan thiên nhiên độc đáo, cùng với những kiến trúc, dịch vụ đẳng cấp, Bất Động Sản Nhà Mới hứa hẹn Flamingo Tân Trào sẽ là nơi an cư, nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất tại vùng đất cách mạng. Các chuyên gia ngành Bất động sản đánh giá nơi đây xứng đáng là điểm cầu được đón chờ sinh lời dành cho các nhà đầu tư yêu thích bản sắc dân tộc. 

Contact Me on Zalo
0931416699