Hát Páo Dung dân tộc Dao Tiền

Tuyên Quang là là tỉnh miền núi có 22 dân tộc anh em chung sống với những sinh hoạt văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và đặc sắc. Đến nay, Tuyên Quang đã có bốn di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có Nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung dân tộc Dao Tiền.

Hát Páo dung là loại hình hát xướng mang tính nghệ thuật, xuất phát từ cuộc sống và lao động sinh hoạt hàng ngày của đồng bào người Dao Tiền. Đối với người Dao, làn điệu Páo dung được coi là “phương tiện” chuyển tải tâm tư, tình cảm và mong muốn, khát vọng của mình. 

Sự ra đời của hát Páo dung

Hát Páo dung là lối hát dân ca có từ lâu đời của người Dao. Theo dân tộc Dao, Páo dung có nghĩa là ca hát, đây là loại hình dân ca của dân tộc Dao. Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động, sản xuất, nhu cầu đời sống tinh thần, tín ngưỡng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Dao ở Hoa Thám.

Trong ký ức của lớp người đi trước, mỗi dịp Tết đến, xuân về, nam thanh, nữ tú người Dao lại rủ nhau đi hát từ bản nọ sang bản kia. Với người Dao, hát Páo dung luôn được gìn giữ như báu vật. Cuộc hát say sưa khiến họ tưởng chừng như quên ngày, quên tháng nên dẫu có tàn cuộc, chia tay nhưng dường như những cuộc hát Páo dung vẫn chưa bao giờ kết thúc. Để rồi đến khoảng tháng 8, tháng 9 (âm lịch), khi vụ mùa đã xong, chàng trai, cô gái trong các bản lại tiếp tục lời hẹn Páo dung.

Ý nghĩa của điệu hát Páo dung

Lời ca Páo dung là sự đúc kết những mong ước tốt đẹp của người dân đồng bào Dao Tiền gửi gắm về vụ mùa, thời tiết, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, bản làng con người nơi đây. Không chỉ thế, nhiều bài ca còn mang ý nghĩa cho tình yêu đôi lứa, tâm tư nguyện vọng gửi gắm vào lời ca ru con của những người dân lao động. Những câu hát Páo mộc mạc, dung dị trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Dao. 

Hát Páo dung có mấy loại?

Tùy theo mục đích và hoàn cảnh khác nhau mà hát Páo dung có nhiều thể loại khác nhau. Ở mỗi nhóm người Dao, cách hát cũng có đôi chỗ khác biệt nhưng lời ca của các nhóm thì cơ bản đều hình thành trên thể thơ thất ngôn. Hát Páo dung có hai loại:

– Loại hình thứ nhất: Páo dung dùng cho lễ nghi tín ngưỡng. Đây là các làn điệu cổ, ra đời sớm nhất và được sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng, ghi chép thành sách bằng chữ Hán được các thầy cúng người Dao lưu giữ trong quá trình hành nghề. 

Hình thức hát Páo mang tính nguyên tắc và thường có trống, thanh la, chiêng phụ họa. Nội dung của các bài hát nghi lễ là lời cảm tạ, mong thần linh che chở, phù hộ cho sức khỏe dồi dào, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Ca từ của các bài hát này thường học rất khó, ít lời nhiều ý, phải thực sự am hiểu bản sắc dân tộc. Những bài hát này được sử dụng trong các nghi lễ như lễ cấp sắc, đám cưới, hát đố, hát kể chuyện, lễ vào nhà mới, lễ lúa mới,…

– Loại hình thứ hai: Đây là loại hình ca hát chiếm số lượng lớn và vai trò chủ đạo trong kho tàng dân ca Dao với nhiều thể loại như hát giao duyên, hát ru, hát than, hát đồng dao,… Những bài hát ca ngợi lao động sản xuất, phản ánh đời sống du canh du cư của đồng bào trước đây, canh tác nương rẫy, đúc kết kinh nghiệm sản xuất. Hình thức diễn xướng chủ yếu là hát đơn, hát đối, đáp lúc nghỉ ngơi,… đem đến sự đa dạng, phong phú bất tận của Páo dung. 

Ca từ của các làn điệu này giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Lời ca Páo dung còn thể hiện tình cảm tạo không khí vui vẻ, quên đi mệt nhọc, giúp các bản Dao xích lại gần nhau, thắt chặt tình đoàn kết, cùng nhau vượt qua gian khó.

Páo dung trong tỉnh Tuyên Quang

Ngày nay, hát Páo dung vẫn được lưu truyền bằng miệng, sách viết bằng chữ Nho và phổ biến ở tỉnh Tuyên Quang. 

Hiện nay có trên 77.000 người Dao ở Tuyên Quang, chiếm hơn 11% dân số toàn tỉnh, bao gồm 9 ngành, mỗi ngành sống cộng cư với các dân tộc khác. Người Dao nơi đây luôn tự hào về những làn điệu Páo dung của dân tộc mình. Páo dung chính là hát dân ca của dân tộc Dao nhằm truyền tải những tâm tư, tình cảm và mong ước của họ trong cuộc sống thường ngày. 

Giá trị văn hóa lớn nhất trong những làn điệu Páo dung chính là định hướng giáo dục con người hiểu biết cội nguồn quê hương, đất nước. 

Tháng 9 vừa qua, người Dao Tuyên Quang đã đón chào Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất tại Thành phố Tuyên Quang với chủ đề Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới – hội nhập và phát triển bền vững đất nước. Lễ hội có sự tham gia của 12 tỉnh phía Bắc có đông người Dao sinh sống bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh và Thanh Hoá. 

Lễ hội có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục nữ truyền thống dân tộc Dao; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc Dao; Trưng bày, triển lãm ảnh với chủ đề Sắc màu văn hóa dân tộc Dao ; Trưng bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc Dao; Trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và Lễ hội bia Hà Nội; Thi đấu một số môn thể thao và trò chơi dân gian của dân tộc Dao. Đặc biệt không thể thiếu những làn điệu Páo dung đặc sắc. 

Ngày nay, việc hát Páo dung không còn được duy trì thành phong trào như thời các ông, các bà, nhưng Páo dung vẫn âm ỉ cháy trong lòng mỗi người, mỗi nếp nhà người Dao nơi đây. 

Với những triết lý nhân sinh sâu sắc, Páo dung đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tiếng lòng của người Dao tiếp tục được các thế hệ mai sau giữ gìn, như mạch nguồn văn hóa quê hương, chảy mãi.

Tiếp nối những giá trị Di sản văn hóa phi vật thể và nhằm quảng bá cho nét đẹp dân tộc, UBND xã Tân Trào đã phê duyệt cho phép chủ đầu tư Flamingo Holdings xây dựng Làng văn hóa du lịch và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia. Flamingo Tân Trào được ra đời nhằm quảng bá, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, những làn điệu Páo dung nơi đây cho du khách Việt Nam và nước ngoài biết đến, là niềm tự hào của dân tộc. 

Flamingo Tân Trào là khu nghỉ dưỡng đầu tiên được triển khai trong lòng khu di tích lịch sử Quốc gia Tân Trào. Đây là bước đi chiến lược của tập đoàn Flamingo nhằm đưa vùng đất Tuyên Quang trở thành điểm đến du lịch lý tưởng.

Vùng đất được coi là cái nôi gìn giữ những nét đẹp văn hóa nằm giữa cảnh quan thiên nhiên độc đáo, cùng với những kiến trúc, dịch vụ đẳng cấp, Bất Động Sản Nhà Mới hứa hẹn Flamingo Tân Trào sẽ là nơi an cư, nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất tại vùng đất cách mạng. Các chuyên gia ngành Bất động sản đánh giá nơi đây xứng đáng là điểm cầu được đón chờ sinh lời dành cho các nhà đầu tư yêu thích bản sắc dân tộc. 

Contact Me on Zalo
0931416699